Thuốc điều trị bệnh suyễn nói chung được xếp thành 2 nhóm: thuốc dùng dài hạn (thuốc dự phòng) và thuốc cắt cơn hen suyễn. Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài
Như chúng ta đã biết, thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và sự viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen suyễn nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời khi mà hen suyễn còn “gắn bó” với bạn.
Thuốc dự phòng hen suyễn là những thuốc hít chứa corticosteroid hoặc thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài hoặc phối hợp cả hai corticosteroid & thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Thuốc hít corticosteroid (ICS)
Thuốc hít corticosteroid làm giảm viêm đường dẫn khí, giúp cho:
- Cải thiện chức năng phổi
- Dự phòng triệu chứng hen suyễn
- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc cắt cơn
- Giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí
Thuốc hít corticosteroid có tác dụng trực tiếp trên phổi giúp làm giảm sưng đường dẫn khí. Do thuốc hít corticosteroid đi thẳng vào đường dẫn khí (nơi cần thuốc đến tác dụng), cho nên ít có tác dụng xấu ảnh hưởng trên cơ thể như thuốc corticosteroid dạng uống (corticosteroid dạng uống khi sử dụng thì thuốc đi đến mọi nơi trong cơ thể). Để giúp dự phòng ho, khò khè, hay các triệu chứng khác của hen suyễn, thuốc hít corticosteroid khi được bác sĩ kê toa, bạn nên dùng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn.
Corticosteroid hít so với steroid đồng hóa
Trước hết, cần “định nghĩa” steroid đồng hóa, đó là một nhóm hormone tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự tích trữ protein và thúc đẩy sự phát triển của mô, thỉnh thoảng được vận động viên dùng để làm tăng khối cơ và sức mạnh của cơ.
Đừng lẫn lộn thuốc hít corticosteroid với các steroid đồng hóa. Các corticosteroid được dùng cho hen suyễn không giống với các steroid bị lạm dụng bởi một số vận động viên để làm tăng khối lượng cơ của cơ thể.
- Các steroid đồng hóa được vận động viên sử dụng để tăng khối lượng cơ và cải thiện thành tích. Các thuốc này gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
- Corticosteroid hít làm giảm viêm (sưng đường dẫn khí). Theo Hướng Dẫn Điều Trị Hen Suyễn của Viện Tim, Phổi và Huyết Học Hoa Kỳ, thuốc hít corticosteroid là thích hợp và là thuốc dự phòng dài hạn hiệu quả nhất ở những người bị hen suyễn dai dẵng (mạn tính). Hơn nữa, có bằng chứng ngày một rõ ràng rằng thuốc hít corticosteroid cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí – tổn thương đường dẫn khí có thể xảy ra khi hen suyễn không được điều trị.
Các thuốc hít corticosteroid thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít corticosteroid tại Việt Nam, có những hoạt chất sau:
- Beclomethasone
- Budesonide
- Fluticasone
Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài (các thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài)
Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài cũng được sử dụng trong điều trị dự phòng hen suyễn. Các thuốc này giúp cho đường dẫn khí của bạn mở rộng ra do làm giãn cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Khi được sử dụng đầy đủ và đều đặn, các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài giúp làm giảm sự co thắt đường dẫn khí, cải thiện chức năng phổi, ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn, kết quả là làm giảm thiểu sự cần thiết dùng thuốc hít cắt cơn.
Các thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dàitại Việt Nam, có những hoạt chất sau:
- Salmeterol
- Formoterol
- 20/12/2019 08:04 - KHÍ PHẾ THŨNG
- 19/10/2017 16:55 - Bị lao, ăn gì nhanh khỏe
- 19/10/2017 16:48 - 7 biểu hiện bệnh phổi không được bỏ qua
- 19/10/2017 16:30 - Những dạng hen suyễn khó chẩn đoán
- 02/03/2016 14:11 - Nên ăn gì, kiêng gì chống xuất tinh sớm hiệu quả?
- 02/03/2016 14:10 - Bệnh yếu sinh lý có chữa được không, bằng cách nào…
- 02/03/2016 14:10 - Bị yếu sinh lý nên ăn và kiêng gì để sung trở lại?
- 02/03/2016 14:09 - 11 cách chữa bệnh chàm (eczema) tại nhà hiệu quả